Phái sinh hàng hóa Thị trường hàng hóa

Các công cụ phái sinh đã phát triển từ các hợp đồng hàng hóa kỳ hạn đơn giản thành một nhóm đa dạng các công cụ tài chính áp dụng cho mọi loại tài sản, bao gồm thế chấp, bảo hiểm và nhiều loại khác. Hợp đồng kỳ hạn, Hoán đổi (1970s), hàng hóa giao dịch tập trung (ETC) (2003s), hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn… là những ví dụ. Chúng có thể được giao dịch thông qua các Sở Giao dịch chính thức hoặc thông qua mua bán thị trường phi tập trung (OTC). Ví dụ, các công cụ phái sinh của thị trường hàng hóa không giống như các công cụ phái sinh tín dụng, được bảo đảm bằng các tài sản vật chất hoặc hàng hóa [3].

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi hàng hóa với một số lượng nhất định vào một ngày cố định trong tương lai với một mức giá cụ thể được xác định khi hợp đồng đáo hạn. Giá cố định còn được gọi là giá kỳ hạn. Các hợp đồng kỳ hạn như vậy bắt đầu như một cách để giảm rủi ro về giá trên thị trường thực phẩm và nông sản. Bằng cách đồng ý trước về giá cho lần giao hàng trong tương lai, người nông dân có thể bảo vệ đầu ra của mình trước sự sụt giảm giá thị trường và ngược lại người mua có thể tự bảo vệ họ trước sự gia tăng có thể xảy ra của giá trên thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn

Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa và giao dịch thông qua một sàn giao dịch. Trong hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, người mua và người bán quy định sản phẩm, chất lượng, số lượng và địa điểm và để giá cả là biến số duy nhất [33].

Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn nông nghiệp là hợp đồng lâu đời nhất, được sử dụng ở Hoa Kỳ trong hơn 170 năm. [34] Các thảo thuận tương lai hiện đại, bắt đầu ở Chicago vào những năm 1840 với sự xuất hiện của ngũ cốc. [35] Chicago, nằm ở vị trí trung tâm, nổi lên như là trung tâm giữa nông dân miền Trung Tây và các trung tâm dân cư bờ biển phía đông ở Mỹ.

Hợp đồng hoán đổi (SWAPS)

Hợp đồng Hoán đổi là một công cụ phái sinh trong đó hai bên đồng ý hoán đổi các dòng tiền của sản phẩm tài chính này của một bên với sản phẩm tài chính kia của một bên khác. Sản phẩm này được đưa ra vào năm 1970s.[36] [37]

Giao dịch hàng thóa thông qua Sở giao dịch tập trung (ETCs)

ETCs là thuật ngữ được sử dụng cho các Quỹ giao dịch hàng hóa tập trung (là quỹ) hoặc các trái phiếu mua bán hàng hóa tập trung (là trái phiếu). Những số liệu này theo dõi hiệu suất của chỉ số hàng hóa cơ bản bao gồm tổng chỉ số lợi nhuận dựa trên một loại hàng hóa duy nhất. Chúng tương tự như ETF, được giao dịch và thanh toàn giống hệt như các quỹ chứng khoán. Các ETC có sự hỗ trợ của nhà tạo lập thị trường với tính thanh khoản được đảm bảo, cho phép các nhà đầu tư dễ dàng đầu tư vào hàng hóa. Được giới thiệu vào năm 2003.

Lúc đầu, chỉ các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp mới có quyền truy cập, nhưng các sàn giao dịch trực tuyến đã mở một số thị trường ETC cho hầu hết mọi người. ETC được giới thiệu một phần để đáp ứng nguồn cung hàng hóa thắt chặt vào năm 2000, kết hợp với tồn kho thấp kỷ lục và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ [38].

Trước khi ra đời ETC, vào những năm 1990, các quỹ ETF do Barclays Global Investors (BGI) tiên phong đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành quỹ tương hỗ. [38] Vào cuối tháng 12 năm 2009, tài sản của BGI đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1 nghìn tỷ đô la. [39]

Vàng là hàng hóa đầu tiên được chứng khoán hóa thông qua Quỹ hoán đổi (ETF) vào đầu những năm 1990, nhưng nó không có sẵn để giao dịch cho đến năm 2003. [38] Ý tưởng về quỹ ETF vàng lần đầu tiên được chính thức lên ý tưởng bởi Công ty Brenchmark Asset Management Company Private Ltd ở Ấn Độ, khi họ đệ trình đề xuất lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Ấn Độ vào tháng 5 năm 2002. [40] Quỹ giao dịch trao đổi vàng đầu tiên là Gold Bullion Securities ra mắt trên ASX vào năm 2003 và Quỹ giao dịch trao đổi bạc đầu tiên là iShares Silver Trust được ra mắt trên NYSE vào năm 2006. Kể từ tháng 11 năm 2010, một ETF hàng hóa, cụ thể là SPDR Gold Shares, là ETF lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường. [41]

Nói chung, ETF hàng hóa là quỹ chỉ số theo dõi các chỉ số không phải chứng khoán. Bởi vì họ không đầu tư vào chứng khoán, ETF hàng hóa không được quy định là công ty đầu tư theo Đạo luật Công ty Đầu tư năm 1940 ở Hoa Kỳ, mặc dù việc phát hành ra công chúng của họ phải chịu sự xem xét của SEC và họ cần có thư miễn kiện của SEC theo Đạo luật Chứng khoán năm 1934. Tuy nhiên, chúng có thể phải tuân theo quy định của Ủy Ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn CFTC.[42] [43] Các ETF hàng hóa sớm nhất, chẳng hạn như SPDR Gold Shares NYSE Arca: GLD và iShares Sliver Trust NYSE Ara: SLV, thực sự sở hữu hàng hóa vật chất (ví dụ: thanh vàng và bạc). Tương tự là NYSE Arca: PALL (palladium) và NYSE Arca: PPLT (bạch kim). Tuy nhiên, hầu hết các ETC thực hiện chiến lược giao dịch hợp đồng kỳ hạn, chiến lược này có thể tạo ra kết quả khá khác với việc sở hữu hàng hóa.

Giao dịch ETFs hàng hóa cho thấy sự liên đới và càng nhiều hơn các loại hàng hóa và chỉ số hàng hóa, bao gồm năng lượng, kim loại và nông nghiệp. Nhiều quỹ hàng hóa, chẳng hạn như dầu được nối tiếp liên tục được gọi là hợp đồng kỳ hạn tháng trước từ tháng này sang tháng khác. Điều này cho thấy mối liên quan với hàng hóa, nhưng khiến nhà đầu tư phải chịu rủi ro liên quan đến các mức giá khác nhau dọc theo cấu trúc kỳ hạn, chẳng hạn như chi phí cao để đảo kỳ hạn [7] [8].

Các ETC ở Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng trở nên quan trọng do sự xuất hiện của các quốc gia đó với tư cách là người tiêu dùng và nhà sản xuất hàng hóa. Trung Quốc chiếm hơn 60% hàng hóa trao đổi trong năm 2009, tăng so với 40% của năm trước. Khối lượng ETC toàn cầu đã tăng 20% trong năm 2010 và 50% kể từ năm 2008, lên khoảng 2,5 tỷ triệu hợp đồng {{[44]}}.

Thị trường phi tập trung OTC

Giao dịch hàng hóa phái sinh trên thị trường phi tập trung (OTC) ban đầu có sự tham gia của hai bên, không có sàn giao dịch tập trung. Giao dịch thông qua Sở Giao dịch tập trung cung cấp sự minh bạch hơn và sự bảo hộ của pháp luật. Trong giao dịch OTC, giá thường không được công khai. Hàng hóa OTC phái sinh có rủi ro cao hơn nhưng cũng có thể đem lại lợi nhuận cao hơn [45].

Từ năm 2007 đến năm 2010, xuất khẩu hàng hóa vật chất toàn cầu giảm 2%, trong khi giá trị hiện thời của hàng hóa OTC phái sinh giảm 2/3 do các nhà đầu tư giảm rủi ro sau mức tăng gấp 5 lần trong 3 năm trước đó.

Số tiền được quản lý tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 đến năm 2010 lên gần 380 tỷ đô la. Tổng dòng vốn vào lĩnh vực này đạt hơn 60 tỷ đô la trong năm 2010, năm cao thứ hai trong kỷ lục, giảm so với mức 72 tỷ đô la của năm trước đó. Phần lớn quỹ đổ vào kim loại quý và các sản phẩm năng lượng. Sự tăng giá của nhiều mặt hàng trong năm 2010 đã góp phần làm tăng giá trị của các quỹ hàng hóa đang quản lý. [46]